Luật hoạt động chữ thập đỏ 2008
Luật hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định về hoạt động chữ thập đỏ; biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ; vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ, hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây gọi chung là Hội Chữ thập đỏ); trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 11/2008/QH12 |
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật hoạt động chữ thập đỏ,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về hoạt động chữ thập đỏ; biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ; vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ, hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây gọi chung là Hội Chữ thập đỏ); trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ.
Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động chữ thập đỏ
1. Tự nguyện, không vụ lợi
2. Công khai, minh bạch; đúng mục đích, đối tượng; kịp thời và hiệu quả.
3. Không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc.
4. Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chữ thập đỏ
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ.
2. Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên thuộc tổ chức của mình và nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ, giám sát việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức lực lượng thanh niên, thiếu niên hoạt động chữ thập đỏ.
3. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ.
2. Sử dụng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người trong hoạt động chữ thập đỏ.
3. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hiện vật do tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp cho hoạt động chữ thập đỏ.
4. Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ nhằm mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
5. Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ để vụ lợi.
6. Yêu cầu người được cứu trợ, trợ giúp trả chi phí cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật trong hoạt động chữ thập đỏ.
7. Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trái pháp luật.
Điều 7. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp là hoạt động hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
a) Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
b) Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
2. Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
a) Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
b) Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
c) Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
d) Trợ giúp khác.
3. Việc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp cứu trợ khẩn cấp thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Điều 8. Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏa nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
2. Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe;
3. Tham gia phòng, chống dịch bệnh;
Điều 9. Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu
Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động sơ cấp cứu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
1. Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và báo tin cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi nạn nhân làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú.
Điều 10. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
1. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động hiến máu;
b) Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu;
c) Tổ chức hiến máu;
d) Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân;
đ) Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
2. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
Hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về nhân thân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở nước ngoài, bao gồm:
1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân;
2. Thu nhập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
Điều 12. Hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo
Hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về các nội dung sau đây:
1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam;
2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ;
3. Pháp luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 13. Hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa
Hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa là hoạt động góp phần làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa, thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thảm họa, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
2. Tổ chức lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
3. Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn, hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
BIỂU TƯỢNG TRONG HOẠT ĐỒNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 14. Biểu tượng chữ thập đỏ
1. Biểu tượng chữ thập đỏ là hình chữ thập màu đỏ, trên nền trắng. Biểu tượng chữ thập đỏ được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
2. Biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết người đang thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và cơ sở, phương tiện, hiện vật được sử dụng trong hoạt động chữ thập đỏ. Trong các cuộc xung đột vũ trang, biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết và bảo vệ người, cơ sở và phương tiện, hiện vật mang biểu tượng này.
Điều 15. Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ
1. Biểu tượng chữ thập đỏ được sử dụng khi tiến hành hoạt động chữ thập đỏ và tại cơ sở, trên phương tiện, hiện vật của Hội chữ thập đỏ.
2. Khi có xung đột vũ trang, biểu tượng chữ thập đỏ được sử dụng theo quy định của các công ước Giơ-ne-vơ có liên quan, các nghị định thư bổ sung mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 16. Biểu tượng trăng lưỡi liềm đỏ, biểu tượng pha lê đỏ
Biểu tượng trăng lưỡi liềm đỏ, biểu tượng pha lê đỏ do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài thuộc Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế sử dụng ở Việt Nam được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
VẬN ĐỘNG, QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 17. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ bao gồm nhân lực, tiền, hiện vật, các nguồn lực khác được vận động, quyên góp, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 18. Vận động, quyên góp tiền, hiện vật và các nguồn lực khác cho hoạt động chữ thập đỏ
Trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, Hội Chữ thập đỏ ra lời kêu gọi tổ chức chữ thập đỏ trong nước và nước ngoài ủng hộ.
2. Việc tổ chức vận động, quyên góp tiền, hiện vật, công sức, trí tuệ phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc vận động, quyên góp tiền, hiện vật, công sức, trí tuệ cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Những đối tượng gặp khó khăn cần cứu trợ, trợ giúp được thông tin để nhân dân biết và tham gia cứu trợ, trợ giúp.
1. Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động chữ thập đỏ.
2. Hội Chữ thập đỏ phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời lập danh sách và tổ chức trao tiền, hiện vật cho đối tượng cần cứu trợ, trợ giúp.
3. Việc quản lý, sử dụng tiền, hiện vật do vận động, quyên góp, tiếp nhận phải bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và phải được công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 20. Miễn, giảm thuế đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động chữ thập đỏ
Hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động chữ thập đỏ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung phải công khai, minh bạch bao gồm mục đích vận động, quyên góp, kết quả vận động, quyên góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm thực hiện hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này, có thể lựa chọn hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm công khai được quy định như sau:
a) Mục đích vận động, quyên góp phải được công khai trước khi tiến hành vận động, quyên góp;
b) Kết quả vận động, quyên góp phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc vận động, quyên góp;
c) Việc sử dụng, kết quả sử dụng tiền, hiện vật và báo cáo quyết toán phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê duyệt;
d) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, Hội chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thông tin thì phải trả lời bằng văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.
Điều 22. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ
1. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ là quỹ xã hội, từ thiện do Hội Chữ thập đỏ quản lý, được sử dụng để thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ.
2. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân; viện trợ nhân đạo của tổ chức quốc tế, chính phủ nước ngoài;
b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ bao gồm quỹ cứu trợ khẩn cấp và các quỹ thành phần khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 23. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
Hợp tác quốc tế trong hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 24. Nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về hoạt động chữ thập đỏ
2. Thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
3. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về hoạt động chữ thập đỏ.
4. Huấn luyện, bồi dưỡng người thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.
5. Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 25. Hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức thuộc Phong trào và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức quốc tế khác, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi.
1. Hội Chữ thập đỏ tham gia hoạt động cứu trợ quốc tế trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Hội Chữ thập đỏ ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ nhân dân các nước bị thảm họa nghiêm trọng sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ tham gia các hoạt động cứu trợ quốc tế.
1. Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo Điều lệ Hội.
2. Hội Chữ thập đỏ là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoặc phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều 28. Kinh phí hoạt động và tài sản của Hội Chữ thập đỏ
1. Kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Hội phí của hội viên;
b) Ủng hộ của tổ chức, cá nhân;
c) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Hội Chữ thập đỏ tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với tài sản mà Nhà nước giao và tài sản do tổ chức, cá nhân tặng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
4. Thực hiện thống kê, thông tin, tuyên truyền, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ
5. Hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
Điều 30. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý hoạt động chữ thập đỏ ở địa phương.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 32. Trách nhiệm của các bộ
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.
2. Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
5. Bộ Ngoại giao hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác phát triển tổ chức và hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường hợp.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền và phối hợp vận động nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ, nêu điển hình tốt, phê phán biểu hiện tiêu cực trong thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
Việc thực hiện thông tin, tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng với chương trình, dự án do tổ chức, cá nhân tài trợ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |