Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới
Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BÌNH ĐẲNG GIỚI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bình đẳng giới không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; hộ kinh doanh, hộ gia đình có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Tổ chức quy định tại Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp;
e) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
g) Các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam;
h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật;
b) Buộc xin lỗi công khai;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị xâm phạm;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người bị xâm phạm trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
đ) Buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
e) Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đính chính tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
g) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, hương ước, quy ước của cộng đồng có sự phân biệt đối xử về giới;
h) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
k) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
Điều 7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến kinh tế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này, trừ các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 9. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;
b) Không cho người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 14. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18 và 19 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 42.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, c, d, e, g và h, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 600.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 9.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền và trong phạm vi địa bàn quản lý quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Thanh tra ngành Giáo dục có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11 và Điều 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Thanh tra ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
10. Lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
11. Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho các cá nhân, tổ chức vi phạm thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |