A là khách quen của cửa hàng XT, một hôm A vào cửa hàng mua hàng và có gửi xe cho bảo vệ của cửa hàng XT là B nhưng không lấy vé gửi xe. Sau khi mua hàng xong, A ra lấy xe nhưng không tìm thấy xe, A báo cho chủ cửa hàng XT là H yêu cầu bồi thường, H bảo A về và H sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường.
Tuy nhiên đã hai tháng trôi qua, nhiều lần A đến yêu cầu H có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường nhưng H từ chối, H cho rằng do bảo vệ B giữ xe làm mất nên A phải yêu cầu bảo vệ B bồi thường cho mình, cửa hàng của H giữ xe có đưa vé xe đàng hoàng tại A không lấy nên giờ H không có trách nhiệm với việc mất xe của A.
Do đó, A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc H phải bồi thường số tiền tương đương giá trị chiếc xe cho mình. Trong trường hợp này theo pháp luật dân sự, H có phải bồi thường số tiền tương đương giá trị chiếc xe cho A hay không?
Bảo vệ cửa hàng làm mất xe thì cửa hàng có phải bồi thường?
Việc chủ cửa hàng là H có phải bồi thường giá trị chiếc xe bị mất cho A hay không phụ thuộc vào việc có tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản giữa A và cửa hàng XT hay không. Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Như vậy, trong tình huống này cửa hàng XT có cung cấp dịch vụ trông giữ xe và khách hàng A có thực hiện hành vi gửi xe vào cửa hàng theo hướng dẫn của bảo vệ. Vì vậy, dù A không lấy vé xe nhưng nếu chứng minh được mình đã gửi xe tại cửa hàng và thỏa thuận với người trông giữ xe về việc giữ xe cho bạn thì hợp đồng giữa bạn và cửa hàng vẫn có giá trị pháp lý. Nếu xe bị mất thì có thể yêu cầu bên cửa hàng bồi thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015.
Lưu ý trách nhiệm bồi thường cho A phải thuộc về cửa hàng XT chứ không phải là của bảo vệ B theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 do quan hệ giữa bảo vệ B và cửa hàng là quan hệ giữa người làm công và người sử dụng lao động. Sau khi bồi thường cho anh A, cửa hàng XT có quyền yêu cầu bảo vệ B hoàn trả lại số tiền bồi thường này.
Bài viết liên quan
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động về Bảo hiểm xã hội?
- Mức hưởng chế độ ốm đau mới
- Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
- Thay đổi nội dung trong di chúc được không?
- Chuyển nhượng nhà ở chưa được đăng ký là tài sản gắn liền với đất
- Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập quyết toán thuế ở đâu?
- Chuyển nhượng vốn góp của người nước ngoài qua tài khoản nào?
- Ai là chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự?