Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và giống cây trồng nhập khẩu? Cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý của Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.
Quy định pháp luật về việc kinh doanh giống cây trồng nhập khẩu như thế nào?
Điều kiện của tổ chức kinh doanh giống cây trồng nhập khẩu là gì?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Trồng trọt 2018 và Điều 8, Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì điều kiện của tổ chức kinh doanh giống cây trông được quy định như sau:
- Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
- Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp;
- Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
Điều kiện đối với giống cây trồng nhập khẩu là gì?
Căn cứ vào Điều 23, Điều 26, Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 thì Giống cây trồng nước ngoài muốn được nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép;
- Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng.
Như vậy, để nhập khẩu giống cây trồng với mục đích kinh doanh, giống cây trồng cần được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành. Ngoài ra, trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích kinh doanh phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định sau:
- Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
- Kiểm định ruộng giống được thực hiện trong quá trình sản xuất giống cây trồng theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống, do người được tập huấn nghiệp vụ thực hiện.
Lưu ý: Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính phải được khảo nghiệm do tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện (sau đây gọi là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng) thực hiện trước khi cấp hoặc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức, cá nhân muốn được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tên giống cây trồng;
- Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
- Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
- Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20[1] của Luật này;
- Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
- Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành;
- Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng;
- Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn;
- Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành.
Quy định pháp luật về việc kinh doanh phân bón hữu cơ nhập khẩu như thế nào?
Điều kiện của tổ chức kinh doanh phân bón hữu cơ nhập khẩu là gì?
Căn cứ vào Điều 36, Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức muốn kinh doanh phân bón hữu cơ nhập khẩu cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44[1] của Luật Trồng trọt; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Như vậy, tổ chức muốn kinh doanh phân bón hữu cơ nhập khẩu cần phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành và phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Điều kiện đối với phân bón nhập khẩu là gì?
Căn cứ vào Điều 39, Điều 46 Luật Trồng trọt 2018 thì phân bón nhập khẩu để được kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu do cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện (Cục Bảo vệ thực vật)
- Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón sau:
- Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức, cá nhân muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức, cá nhân muốn được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
- Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loại phân bón không phải tiến hành khảo nghiệm đã nêu tại mục “Điều kiện đối với phân bón nhập khẩu”.
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón không yêu cầu khảo nghiệm đã nêu tại mục “Điều kiện đối với phân bón nhập khẩu”);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt[2]).
Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.[1] 2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
g) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
h) Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
[2] a) Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
[1] Điều 20. Lưu mẫu giống cây trồng
1. Mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.
2. Việc lưu mẫu giống cây trồng được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng;
b) Lưu giải trình tự gen của giống cây trồng;
c) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng và giải trình tự gen của giống cây trồng.
3. Mẫu lưu được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Làm giống khảo nghiệm, giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm;
b) Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Tìm hiểu thêm việc Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Tư vấn tư vấn pháp luật trực tuyến - Liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
- Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/