Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, bởi nó giúp tạo ra sự khác biệt và nhận diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường. Để bảo vệ quyền lợi và ngăn chặn sự sao chép hoặc nhái thương hiệu, bạn cần phải đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng Bộ phận Bảo hộ thương hiệu Việt của Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về Thủ tục đăng ký thương hiệu mới nhất năm 2023 để có được đáp án đầy đủ, chính xác nhất.
Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu là gì?
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một hàng hóa, dịch vụ nào đó của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Có thể nói thương hiệu là ấn tượng trong tâm trí của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ của cá nhân tổ chức đó.
Nhãn hiệu được coi là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có thời hạn bảo hộ, giúp người tiêu dùng có thể nhân diện qua các dấu hiệu như từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu, ...
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ tồn tại và phát triển trong thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”.
Lợi ích và vai trò của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu: Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam và phạm vi thương hiệu đã đăng ký bảo hộ
- Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm: Chủ sở hữu thương hiệu có quyền ngăn cấm, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sao chép, nhái, gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa dịch vụ của bên thứ ba
- Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu: Đăng ký thương hiệu độc quyền giúp chủ sở hữu thương hiệu khai thác tiềm năng kinh doanh của thương hiệu như chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, ....
- Tăng uy tín, nhận diện và giá trị thương hiệu đối với khách hàng: Đăng ký thương hiệu độc quyền giúp chủ sở hữu tăng uy tín, niềm tin và sự trung thành của khác hàng và đối tác khẳng định vị thế và giá trị của doanh nghiệp trên thị trường
- Là cơ sở để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu phục vụ trong các chiến lược kinh doanh và là công cụ để phát triển doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023
Hồ sơ đăng ký thương hiệu như thế nào?
- 02 bản Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN;
- 05 mẫu nhãn hiệu (không tính mẫu gắn trong tờ khai);
- 01 bản tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, căn cước công dân, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức);
- Giấy ủy quyền nộp đơn (nếu có);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Các tài liệu khác:
+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác, tổ chức trong nước và quốc tế…)
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu như thế nào?
Nộp đơn trực tiếp: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn qua dịch vụ bưu chính
- Người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
- Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
Hình thức nộp đơn trực tuyến: Điều kiện để nộp đơn trực tuyến
- Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến
- Được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Trình tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến như thế nào?
- Bước 1: Người nộp đơn thực hiện khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ cùng chứng từ nộp lệ phí theo quy định.
- Bước 2: Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
- Bước 3: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
- Bước 4: Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Quá trình xử lý hồ sơ gồm các bước nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Trong qua trình chuẩn bị hồ sơ chủ sở hữu cần phải lựa chọn nhãn hiệu và phạm vi bảo hộ của sản phẩm dịch vụ cho nhãn hiệu.
- Tiến hành tra cứu để xác định khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu, kiểm tra nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu của bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu và nộp lệ phí theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
+ Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
+ Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định từ chối đơn và lý do từ chối. Chủ đơn cần tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung (nếu có) trong thời hạn khoảng 02 tháng.
Bước 4: Công bố đơn
- Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin cơ bản về đơn hợp lệ ghi trong Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ.
- Được công bố tại trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung
- Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu 09-18 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu.
+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và phí cấp văn bằng.
+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng và lý do dự định từ chối. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình trong thời hạn là 03 tháng kể từ ngày nhận được Thông báo
Bước 6: Lấy kết quả văn bằng bảo hộ
- Sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cần nộp lệ phí theo như Thông báo trong thời hạn là 03 tháng kể từ ngày nhận được Thông báo.
- Sau khi nộp lệ phí vấp văn bằng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 02-03 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Phí, lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu?
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VND
- Phí công bố đơn: 120.000VND
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VND/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VND/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VND/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VND/01 sản phầm, dịch vụ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000VND/01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000VND;
- Phí công bố: 120.000VND;
Những lưu ý khi doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu là?
- Chọn một nhãn hiệu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhãn hiệu đã chọn phải có tính phân biệt, dễ nhớ, dễ nhận biết, không trùng lặp hoặc gây hiểu lầm với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ
- Kiểm tra tình trạng sử dụng và bảo hộ của nhãn hiệu mong muốn trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc các cơ quan tương tự ở nước ngoài (nếu muốn đăng ký bảo hộ quốc tế)
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác qua ba hình thức được quy định
- Theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký và phản hồi kịp thời các yêu cầu của cơ quan xử lý. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc phản đối của bên thứ ba, doanh nghiệp cần có biện pháp giải quyết hợp lý và pháp lý
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại HDS Bảo hộ thương hiệu Việt?
Khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của HDS Bảo hộ thương hiệu Việt, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Chúng tôi
- mẫu nhãn hiệu
- lĩnh vực kinh doanh
Đội ngũ Luật sư chuyên viên của Chúng tôi sẽ triển khai tư vấn, tra cứu và tiến hành nộp đơn trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
Tư vấn tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận bảo hộ thương hiệu việt - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu mới nhất 2023. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi Bảo hộ thương hiệu Việt của Công ty Luật TNHH HDS để được hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.
- Hotline: 0901737012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn