Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam là một loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt, việc tham gia góp vốn thành lập cũng phải theo các quy định cụ thể nhất định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Vậy, chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Căn cứ vào Khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, định nghĩa doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hiểu như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Nội dung hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam?
Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, thì căn cứ theo Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện về vốn:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.
4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Chủ thể không đáp ứng điều kiện chung để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trích dẫn trên thì không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
Ngoài ra, tuỳ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay hình thức công ty cổ phần mà còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Các loại doanh nghiệp bảo hiểm
Căn cứ theo theo Khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Một số công ty bảo hiểm nhân thọ nổi tiếng có mặt ở Việt Nam như Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam), Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam,… Các doanh nghiệp này cung cấp các loại sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ, tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm kết hợp đầu tư, bảo hiểm hưu trí,... tạo sự an tâm và đảm bảo tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình của họ trong trường hợp xảy ra các sự kiện như tử vong, thương tật, hoặc một số sự kiện khác có thể xảy ra.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Hiểm Liberty Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm PVI, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, Tổng công ty Bảo hiểm PVI,... Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp các sản phẩm như bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản,... giúp bảo vệ tài sản và rủi ro tài chính của khách hàng trong trường hợp xảy ra các sự kiện bất lợi như thảm họa tự nhiên, thất thoát tài sản, hoặc hỏa hoạn,...
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Các doanh nghiệp này cung cấp các loại sản phẩm bảo hiểm sức khỏe khác nhau cho người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam, giúp bảo vệ sức khỏe và tài sản của người dân trong trường hợp không may xảy ra sự cố hoặc bệnh tật. Một số doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm sức khỏe hàng đầu ở Việt Nam như bảo hiểm sức khỏe Liberty, bảo hiểm sức khỏe BIC, bảo hiểm sức khỏe AIA,...
Xem thêm:
- Thị thực là gì? Có những loại nào?.
- Doanh nghiệp chế xuất có được phép đầu tư vào cụm công nghiệp không?
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam?”
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/