Phế liệu là gì? Theo quy định hiện nay trường hợp nào được nhập khẩu phế liệu? Có được nhập khẩu phế liệu để kinh doanh không? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phế liệu là gì?
Căn cứ theo khoản 27 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về phế liệu như sau:
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Do đó, có thể hiểu phế liệu chính là những sản phẩm bị loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng đã được thu hồi, phân loại, lựa chọn để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Có được nhập khẩu phế liệu không?
Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
...
Theo Điều 5 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hoá cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường như quy định trên.
Có được nhập khẩu phế liệu để kinh doanh không?
Khoản 29 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.
- Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).
Theo đó, pháp luật quy định chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, không được nhập khẩu phế liệu để tiến hành kinh doanh.
Điều kiện nhập khẩu phế liệu
Yêu cầu về bảo vệ môi trường
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất thuộc Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Chính vì thế nhà đầu tư cần phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường căn cứ theo khoản 1 Điều 29, thực hiện đánh giá tác động môi trường căn cứ theo khoàn 1 Điều 30 và phải xin cấp Giấy phép môi trường theo khoản 1 Điều 39 Luật BVMT 2020. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Về việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật BVMT 2020.
Về việc đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.
- Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về việc xin Giấy phép môi trường
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Bộ Tài nguyên và môi trường. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
- Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
- Thời hạn xử lý tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ: Không quá 45 ngày
Về yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cần đáp ứng
- Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định
- Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý
- Đáp ứng điều kiện về kho hoặc bãi giữ phế liệu nhập khẩu
- Có giấy phép môi trường
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
Để phục vụ cho việc nhập khẩu phế liệu, nhà đầu tư cần đảm bảo sự chuẩn bị về cơ sở, cụ thể là kho, bãi chứa phế liệu.
Cơ sở thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy căn cứ theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được;
- Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu phế liệu
Quy mô cơ sở | Cơ quan quản lý |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1000 m2 trở lên |
Cơ quan công an |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500m3; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1000 m2 |
UBND cấp xã |
Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu
Quy mô cơ sở | Điều kiện an toàn về PCCC |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1000 m2 trở lên |
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an (Hướng dẫn tại Điều 5, TT149/2020/TT-BCA); + Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020; + Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; + Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an (Hướng dẫn tại Điều 11, TT149/2020/TT-BCA); + Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự. |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500m3; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1000 m2 |
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an (Hướng dẫn tại Điều 5, TT149/2020/TT-BCA); + Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; + Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; + Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020 |
Yêu cầu về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC tại cơ sở nhập khẩu phế liệu
Quy mô cơ sở | Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1000 m2 trở lên |
+ Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có); + Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; + Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có); + Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có); + Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; + Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy; + Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); + Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); + Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có); * Lưu ý: Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở cơ quan Công an quản lý trực tiếp gồm các nội dung cơ bản sau: a) Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy; b) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền; c) Các nội dung khác (nếu có). |
+ Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500m3; + Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1000 m2 |
+ Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có); + Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; + Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy; + Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); + Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) |
* Lưu ý: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế; văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy chỉ yêu cầu đối với “Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên”
Xem thêm:
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Có được nhập khẩu phế liệu để kinh doanh không?”
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/