Bạn trai em là người Hàn Quốc, đã sang Viêt Nam được gần một năm. Lúc đầu chúng em giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Vừa rồi, em bắt đầu học tiếng Hàn, tuy không nhiều nhưng đủ để hiểu nhau. Hai bên gia đình đều không phản đối. Tuy nhiên khi nộp đơn đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thì lại gặp vướng mắc như sau: khi phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn yêu cầu em nói bằng tiếng Hàn để người phiên dịch xem khả năng như thế nào, mặc dù em đã trình bày là chỉ nói được những từ cơ bản để giao tiếp thông thường. Cuối cùng, họ đề nghị em viết đơn xin rút hồ sơ và yêu cầu em trả tiền phiên dịch mà không có biên lai thu tiền. Em muốn hỏi, pháp luật có quy định nào về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó không? Cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý của Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.
Điều kiện công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài là gì?
Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài?
Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng luật được quy định như sau:
- Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
- Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.
Như vậy, khi người nước ngoài và người Việt Nam đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn của mỗi nước. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam và người nước ngoài?
Một số điều kiện chính mà công dân Việt Nam cần tuân theo để kết hôn với người nước ngoài:
Tuổi tối thiểu: Người công dân Việt Nam phải đủ tuổi hôn thú, độ tuổi được phép kết hôn ở Việt Nam là nam phải đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên theo ngày, tháng, năm sinh, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình.
Nguyên tắc tự nguyện giữa nam và nữ: Nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn là một trong những nguyên tắc được pháp luật Việt Nam quy định xuyên suốt trong các Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhà nước cũng có chính sách và các biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự: Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (theo Điều 22 Bộ luật Dân sự). Do đó, khi một người mất nặng lực hành vi dân sự thì sẽ không nhận thức được việc kết hôn với người, không xác định được yêu cầu kết hôn có phải tự nguyện, thực hiện theo ý chí của người đó hay không.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn
Những trường hợp bị cấm cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
- Kết hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
- Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
- Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Yêu sách của cải trong kết hôn.
- Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình đã khẳng định như vậy. Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ sau khi đã đáp ứng đầy đủ về điều kiện và đăng ký kết hôn.
Phải được đăng ký theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch
Đặc biệt, quy định này còn khẳng định:
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Như vậy, chỉ khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mới được pháp luật Việt Nam công nhận. Và người công dân Việt Nam bắt buộc việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
Chấp hành quy định về quốc tịch và thị thực: Trong quá trình kết hôn và sau đó, người công dân Việt Nam cũng cần tuân thủ quy định về quốc tịch và thị thực đối với người nước ngoài, bao gồm cung cấp các tài liệu cần thiết để đảm bảo người nước ngoài có quyền lợi pháp lý và lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.
Quy định về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó không?
Mục đích của việc phỏng vấn khi đăng ký kết hôn?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì mục đích của việc phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.
Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây (Điều 26 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):
- Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
- Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;
- Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Ngoài ra, việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Từ những quy định nêu trên có thể thấy rằng, pháp luật không có quy định về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó. Ngôn ngữ chỉ là một trong các nội dung trong quá trình phỏng vấn. Đặc biệt, cán bộ phỏng vấn không có thẩm quyền yêu cầu các bên nam nữ rút hồ sơ đăng ký kết hôn.
Nếu có nhu cầu tư vấn doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/