Chị gái tôi lập gia đình năm 2010 và đã có con trai 4 tuổi. Vì cuộc sống chung không hòa hợp; người chồng không quan tâm chăm sóc vợ con và còn ngoại tình nên chị tôi muốn ly hôn. Chị tôi có công việc còn chồng chị thì công việc không ổn định. Vậy xin hỏi khi ly hôn chị tôi có thể được quyền nuôi con không? Nếu muốn giành quyền nuôi con thì chị phải làm như thế nào? Cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý của Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả vận dụng giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong đời sống.
Ai được quyền nuôi con khi ly hôn?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc sau đây:
- Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn là?
Theo quy định nêu trên, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
- Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:
+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…
+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?
Khi muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ (người không trực tiếp nuôi con) có thể nộp đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
- Bản án ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình);
- Bảo sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khởi kiện;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo để người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Khi đó người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Ai sẽ nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài?
Như vậy, theo như bạn trình bày thì khi ly hôn, chị gái bạn sẽ có nhiều cơ hội để có thể giành quyền nuôi con hơn người chồng của mình vì Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Vì vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con, chị bạn cần chứng minh mình có thể bảo đảm tốt nhất quyền lợi về mọi mặt của con bao gồm: điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập và cả những điều kiện về mặt tinh thần như việc chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục, vui chơi giải trí... Cùng với những căn cứ trên, chị bạn nên đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con; bỏ mặc trách nhiệm nuôi dạy con cho chị; không có công việc, thu nhập ổn định..., vì đây là những căn cứ có lợi cho chị bạn khi Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con.
Xem thêm Giải quyết vấn đề tài sản chung; quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp cha, mẹ không có đăng ký kết hôn
Nếu có nhu cầu tư vấn doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ với HDS để được giải đáp kịp thời.
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/