Bạn vẫn thường nghe nói về nhãn hiệu độc quyền trong nhiều lĩnh vực kinh doanh trên thị trường, vậy nhãn hiệu độc quyền có giống với nhãn hiệu thông thường và khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền liệu sẽ có nhiều ưu thế hơn? Vẫn còn tồn tại rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, đặc biệt là đối với chủ sở hữu nhãn hiệu.
Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm câu trả lời/tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Nhãn hiệu độc quyền là gì?
Tại khoản 1 Điều 15b của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), khái niệm nhãn hiệu được hiểu là bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ (kể cả tên riêng), các chữ cái, chữ số, các yếu tố mang tính minh họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó đều phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.
Nhãn hiệu độc quyền có thể được hiểu là nhãn hiệu có duy nhất một chủ thể là cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.
Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Khi các chủ thể tiến hành đăng ký độc quyền nhãn hiệu thì tại thời điểm có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sẽ có các lợi ích như sau:
- Là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp có thể độc quyền nhãn hiệu dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu Trí tuệ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp).
- Là căn cứ để hạn chế tối đa sự xâm phạm nhãn hiệu, nếu có trường hợp xâm phạm thì có thể tiến hành việc xử lý vi phạm bằng phương thức yêu cầu bên vi phạm nhãn hiệu chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc đề nghị lên các cơ quan chức năng tiến hành xử lý.
- Đăng ký độc quyền nhãn hiệu còn tạo được niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu. Từ đó tạo tiền đề cho việc thu hút nhiều đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước để doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.
- Nhãn hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Bước 1: Chủ thể tiến hành lựa chọn nhóm khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu được phân nhóm dựa vào Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu được thế giới áp dụng. Theo bảng phân loại hiện nay có 45 nhóm sản phẩm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu. Trong đó 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm dành cho dịch vụ. Ví dụ: Thực phẩm chức năng, dược phẩm sẽ ở nhóm 05, mua bán thực phẩm chức năng, mua bán dược phẩm thì thuộc nhóm 35.
Việc phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sẽ là căn cứ để quyết định lệ phí đăng ký nhãn hiệu, vì mỗi nhóm khác nhau sẽ có lệ phí cần nộp khác nhau. Nếu chủ thể phân sai nhóm thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu khả năng đăng ký nhãn hiệu độc quyền trước khi nộp đơn đăng ký
Thực hiện tra cứu cứu sơ bộ khả năng đăng ký độc quyền nhãn hiệu trong các nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ là cơ sở để chủ thể đăng ký xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu mà mình định đăng ký. Quá trình này không bắt buộc nhưng lại mang tính quyết định đối với chủ sở hữu nhãn hiệu có chắc chắn khả năng đăng ký của nhãn hiệu hay không.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Chi tiết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký độc quyền;
- Tờ khai thông tin nhãn hiệu đăng ký;
- Nếu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền qua bưu điện thì cần thêm chứng từ đã nộp đầy đủ lệ phí.
Bước 4: Chủ thể có thẩm quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Có 03 hình thức nộp đơn đăng ký bao gồm: hình thức nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.
Sau 30 ngày thông báo về kết quả xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu đúng hình thức sẽ được cấp quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Sau 22 tháng thông báo về kết quả xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu được chứng nhận độc quyền sẽ có thông báo đóng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi đóng lệ phí chủ đơn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Xem thêm:
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền”
Tư vấn tư vấn pháp luật trực tuyến - Liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
- Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/