Xã hội càng phát triển, áp lực của công việc ngày càng tăng, dẫn đến quỹ thời gian dành cho gia đình bị thu hẹp. Từ nhu cầu đó, loại hình lao động giúp việc gia đình ngày càng phổ biến, giảm bớt gánh nặng công việc trong gia đình. Quy định về lao động giúp việc trong Bộ luật Lao động 2019 như thế nào? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Thế nào là lao động là người giúp việc gia đình?
Cụ thể tại Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Quy định về lao động giúp việc theo Bộ luật Lao động 2019
Về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, quy định về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình
Chủ thể giao kết hợp đồng lao động bao gồm lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, lao động giúp việc gia đình là người từ đủ 15 tuổi trở lên, không thừa nhận lao động giúp việc gia đình là người dưới 15 tuổi. Trong đó, lao động giúp việc gia đình từ 18 tuổi trở lên được quyền trực tiếp ký kết hợp đồng lao động. Người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có quyền ký kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Về hình thức, nội dung hợp đồng lao động giao kết: Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc của gia đình phải được giao kết bằng văn bản (khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 và điểm a khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ). Tuy nhiên, do người lao động là người giúp việc phải thực hiện nhiều công việc khác nhau trong thời gian linh hoạt tại nơi làm việc chủ yếu là hộ gia đình, nên người sử dụng lao động có thể lợi dụng việc xác lập hợp đồng bằng lời nói để bóc lột, cưỡng bức lao động hay quấy rối người lao động. Đồng thời, việc xác lập hợp đồng qua thông điệp điện tử còn mới, những người thực hiện công việc giúp việc tại gia đình có thể chưa nắm vững về công nghệ thông tin để đảm bảo việc xác lập hợp đồng hiệu quả.
Có thể thấy pháp luật quy định khá chặt chẽ về nội dung hợp đồng lao động và các điều khoản này hầu hết đã bao quát được các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này, bảo vệ được quyền lợi cho lao động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế các bên thỏa thuận về hợp đồng lao động giúp việc gia đình rất đơn giản, chi một vài nội dung cơ bản như công việc, địa điểm làm việc, tiền lương, thời gian làm việc, điều kiện ăn ở (nếu ở cùng với gia đình)... Vì thế, hầu như chưa bảo đảm quyền lợi cho lao động giúp việc gia đình, nên cũng như khuyến nghị của ILO và pháp luật một số quốc gia, pháp luật Việt Nam cần quy định hợp đồng lao động mẫu đối với lao động giúp việc gia đình.
Thứ hai, quy định về thủ tục giao kết hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình nhìn chung cũng tuân theo các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng lao động, nhưng vì là hợp đồng có tính đặc thù nên bên cạnh đó còn có những quy định riêng. Cụ thể việc giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình tuân theo thủ tục: i) Cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động; ii) Thử việc; iii) Ký kết hợp đồng lao động; iv) Thông báo với ủy ban nhân dân cấp xã.
Do lao động giúp việc gia đình là đối tượng lao động có nhiều nét riêng liên quan đến con người, tạm trú... nên pháp luật quy định phải được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế, quy định này ít được thực hiện. người sử dụng lao động vì nhiều lý do khác nhau như chỉ sử dụng lao động giúp việc gia đình trong thời gian ngắn hay do thay đổi người giúp việc một cách liên tục nên họ rất ngại thông báo hoặc thông báo một lần nhưng thực tế đã thay đổi hợp đồng lao động nhiều lần với những lao động giúp việc gia đình khác. Bởi vậy, pháp luật cần quy định hoặc có biện pháp hữu hiệu hơn trong vấn đề quản lý lao động giúp việc gia đình.
Về điều kiện sử dụng lao động đối với lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, về tiền lương đối với lao động giúp việc gia đình
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định khá cụ thể về mức tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương với nhằm bảo vệ thu nhập cho lao động giúp việc gia đình.
Quy định này một lần nữa nhằm bảo vệ giá trị của tiền lương, hạn chế tình trạng lạm dụng tiền lương cho chi phí ăn ở, song thực tế quy định này còn thiếu khả thi. Hầu hết các hợp đồng lao động đều không đề cập tới nội dung này mà chỉ quy định chung trong điều khoản tiền lương, khoản chi phí ăn ở này đa phần được chủ nhà đảm bảo cho lao động giúp việc gia đình mà không xác định rõ bằng con số cụ thế. Nguyên nhân do lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động chưa hiểu biết pháp luật, vì vậy cần có biện pháp giúp lao động giúp việc gia đình để họ tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình.
Đối với việc khấu trừ tiền lương: Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của lao động giúp việc gia đình trong trường hợp bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động. Mức khấu trừ tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí tiền ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động. Tuy nhiên, cũng do lao động giúp việc gia đình có trình độ học vấn thấp, chưa hiểu biết pháp luật nên nhiều khi người sử dụng lao động lạm quyền mà khấu trừ tiền lương quả mức quy định. Vì thế, cần có những hướng dẫn cụ thể cũng như nâng cao nhận thức cho lao động giúp việc gia đình về quyền và nghĩa vụ trong tiền lương nhằm đảm bảo sự công bằng cho lao động này.
Thứ hai, quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với lao động giúp việc gia đình
Về kỷ luật lao động đối với lao động giúp việc gia đình: Do lao động giúp việc gia đình làm việc trong các hộ gia đình, số lượng ít, từ 1-2 người lao động nên pháp luật quy định kỷ luật lao động đối với lao động giúp việc gia đình được thể hiện trong hợp đồng lao động. Khi lao động giúp việc gia đình có hành vi vi phạm các quy định về kỷ luật lao động thì có thể bị người sử dụng lao động khiển trách, trong trường hợp tái phạm có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc không áp dụng hình thức kỷ luật sa thải mà thay bằng việc chấm dứt hợp đồng lao động là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo tính khả thi.
Thứ ba, quy định về BHXH, BHYT đối với lao động giúp việc gia đình
Theo quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ngoài ra, trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy đa phần lao động giúp việc gia đình không biết để thoả thuận với chủ nhà về quyền lợi này khi giao kết hợp đồng lao động, bởi vậy, quyền lợi này của lao động giúp việc gia đình hầu như không được bảo đảm trong thực tế.
Xem thêm:
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: "Quy định về lao động giúp việc theo Bộ luật Lao động 2019".
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/