Công ty tôi có nhận vận chuyển hàng hóa là linh kiện điện tử từ của khẩu Hữu Nghị về tỉnh Bắc Ninh (chúng tôi có ký kết hợp đồng). Trong quá trình vận chuyển, tuy có đậy bạt và làm các biện pháp phòng tránh để đảm bảo cho hàng hóa không bị ướt nhưng do trời mưa quá to nên hàng hóa có bị dính chút nước mưa. Khi đến nơi trả hàng chúng tôi được người nhận hàng làm và cho kí vào 1 biên bản xác nhận hàng hoá bị ướt trên bề mặt và nói với chúng tôi chờ kết quả kiểm định. Sau thời gian 15 ngày bên nhận hàng báo với chúng tôi là bị hư hỏng 12 tấn /24 tấn hàng linh kiện điện tử. Trong trường hợp này chúng tôi đã kí vào biên bản xác nhận hàng hoá bị ướt trên bề mặt thì chúng tôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không?
Trách nhiệm khi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Điều 530 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về Hợp đồng vận chuyển tài sản, cụ thể như sau:
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 541 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển, cụ thể như sau:
"Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 nêu trên nếu như trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy nếu như trong trường hợp này giữa công ty bạn và công ty đối tác không có bất cứ một quy định nào thảo thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sự kiện bất khae kháng xảy ra (các điều kiện về bất khả kháng) thì bên chứng minh được những thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng mà bạn không thể lường trước được thì công ty bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại được pháp luật dân sự quy định cụ thể tại Điều 585, cụ thể:
"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình".
Như vậy, về nguyên tắc thiệt hại xảy ra sẽ được bồi thường toàn bộ, nhưng nếu thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của bên vận chuyển hoặc bên vận chuyển có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của bên vận chuyển thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 nêu trên, bên vận chuyển sẽ được giảm mức bồi thường. Do vậy, trong trường hợp này phải xác định lỗi cụ thể có phải là do bên công ty bạn hay không, ví dụ như việc công ty bạn chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị để ứng phó với vấn đề thời tiết trong quá trình vận chuyền đường dài hay chưa, các trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho hàng hóa có đảm bảo chất lượng hay không, các vật che chắn cho hàng hóa có chắc chăn hay không, ....từ đó mới có thể xác định được các yếu tố về lỗi cũng như mới có thể xác định được có phải là trường hợp hoặc sự kiện bất khả kháng hay không. Qua đó mới có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại, thì sẽ dựa vào thỏa thuận đó.
Bài viết liên quan
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động về Bảo hiểm xã hội?
- Mức hưởng chế độ ốm đau mới
- Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
- Thay đổi nội dung trong di chúc được không?
- Chuyển nhượng nhà ở chưa được đăng ký là tài sản gắn liền với đất
- Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập quyết toán thuế ở đâu?
- Chuyển nhượng vốn góp của người nước ngoài qua tài khoản nào?
- Bảo vệ cửa hàng làm mất xe thì cửa hàng có phải bồi thường?