Trong xã hội hiện đại, với những lối suy nghĩ mang tính rộng mở hơn, con người đã dần chấp nhận những điểm khác biệt của nhau để cùng phát triển hạnh phúc, trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đây có thể được coi là một hôn nhân dựa trên những cảm xúc chứ không phải là giới tính của một người. Vậy kết hôn đồng giới là gì? Thực tiễn kết hôn đồng giới trên thế giới ra sao? Tại Việt Nam thì điều đó có được công nhận? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm câu trả lời/tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Kết hôn đồng giới là gì?
Kết hôn đồng giới là một thuật ngữ dùng để chỉ một cuộc hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, tức là giữa hai người giống nhau về giới tính (nam kết hôn với nam, hoặc nữ kết hôn với nữ). Đồng giới dựa trên sự đồng tính, cũng là thuật ngữ mô tả "Cảm giác về bản dạng của một người dựa trên những điểm hấp dẫn, những hành vi liên quan, và sự tham gia vào một cộng đồng những người khác có chung những điểm hấp dẫn đó”.
+ Lesbian - Đồng tính luyến ái nữ là khái niệm dùng để chỉ những nữ giới có xu hướng bị hấp dẫn bởi phái nữ dù là trên phương diện tình dục hoặc tình cảm.
+ Gay - Đồng tính luyến ái nam: là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa hai người nam, nam giới đồng tính luyến ái sẽ bị thu hút về mặt tâm hồn và thể xác bởi người cùng giới.
+ Bisexual - Song tính luyến ái- Song tính luyến ái hay còn gọi là lưỡng tính, đây là khái niệm chỉ những người bị hấp dẫn về mặt thể xác và tâm hồn ở cả hai giới (nam và nữ). Người Bisexual sẽ khá là khó khăn trong việc mình thích nam giới hay nữ giới hơn vì điều đó phụ thuộc vào trái tim và tình cảm của họ.
+ Transgender - Người chuyển giới: Người chuyển giới là những đối tượng có cơ thể về mặt vật lý là của một giới tính này, nhưng lại cảm thấy rằng họ thuộc về giới tính kia, sau đó sẽ có những can thiệp về mặt hình thức hoặc y khoa để về đúng với giới tính mong muốn. Những người chuyển giới thường được xếp vào nhóm giới tính chung với lesbian và gay.
Thực tiễn kết hôn đồng giới trên thế giới?
Có thể thấy rằng việc thừa nhận hôn nhân đồng giới là một xu hướng mang tính tất yếu của xã hội loài người, từ việc “tội phạm hóa đồng tính” đến việc loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách các bệnh về tâm thần ở Hoa Kỳ năm 1973 và Tổ chức y tế thế giới đến việc xuất hiện một quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng giới chính là Hà Lan vào năm 2001. Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có 35 nước và 29 vùng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Đây có thể được coi là một tín hiệu tích cực nhằm khẳng định sự tiến bộ của xã hội về nhận thức và tư duy về vấn đề giới tính.
Trải qua nhiều thập kỷ, Liên hợp quốc đã không ngừng nỗ lực đấu tranh cho những quyền cơ bản của con người, trong đó có những người thuộc cộng đồng LGBT. Tại Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu cao tinh thần “đẩy mạnh sự tôn trọng tuân theo sự tự do cơ bản và các quyền của con người với tất cả mọi người, không có sự phân biệt giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo.”
Việt Nam có công nhận kết hôn đồng giới?
Ở nước ta, vấn đề người đồng giới là một vấn đề mang tính khá nhạy cảm, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát ở việc có những tư tưởng khác nhau về chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán, quan điểm sống hay về chuẩn mực xã hội. Trong những năm qua, đi cùng với xu thế hội nhập quốc tế về quyền con người đã phần nào tác động không nhỏ tới suy nghĩ của nhiều người dân tại Việt Nam. Điều đó được thể hiện một cách khá rõ ràng thông qua pháp luật.
Về quyền kết hôn, Việt Nam chỉ ghi nhận một hình thức kết hôn đầy đủ giữa hai người khác giới tính thông qua khoản 1, khoản 5 Điều 3 và khoản 2 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tại khoản 2 Điều 8 Luật này quy định:
“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Nếu như tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì trải qua hơn một thập kỷ, hôn nhân giữa những người có cùng giới tính đã không bị cấm, đồng nghĩa với việc không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc tiến bộ này cũng chỉ dừng lại ở việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, theo đó cuộc hôn nhân của họ sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu như có những tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân ấy. Nếu trường hợp hai bên kết hôn nhưng vi phạm những điều cấm của luật thì vẫn bị coi là trái pháp luật.
Từ đó có thể thấy, kết hôn đồng giới không được công nhận tại Việt Nam, tuy nhiên xét về mặt tiến bộ thì đã có những bước phát triển mới, có thể nhìn xa hơn liệu trong một tương lai gần kết hôn đồng giới sẽ được công nhận?
Xem thêm:
- Ly hôn khi chồng ngoại tình có được quyền trực tiếp nuôi con không?
- Sau khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ gì?
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Việt Nam có công nhận kết hôn đồng giới?”
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/