Ngày nay, khi nhìn vào thực tế của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng có mặt trên thị trường Việt Nam cũng như các thương hiệu từng rất nổi tiếng trên thị trường Việt Nam tại nước ngoài chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra sự sôi động của việc mua bán thương hiệu. Đây là việc bắt kịp nhịp sống mới, với những làn sóng mạnh mẽ của thương hiệu, vấn đề mua thương hiệu đã phần nào nhận được rất nhiều sự quan tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Mua thương hiệu là gì?
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu được biết đến là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) có tính đặc biệt nhằm nhận biết 1 sản phẩm được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức nào đó.
Thương hiệu nổi tiếng là thương hiệu nhận được nhiều người biết đến, có được niềm tin của khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu ấy đại diện. Thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận biết trên thị trường. Do vậy, thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Mua thương hiệu được xem là hoạt động của người có nhu cầu mua lại thương hiệu từ chủ sở hữu thương hiệu, mục đích của việc mua thương hiệu này chính là tìm kiếm lợi nhuận mà thương hiệu mang lại. Giá mua bán do các bên trong hợp đồng tiến hành thỏa thuận để thu về lợi ích vật chất nhất định.
Thực tiễn mua thương hiệu tại Việt Nam
Thực tiễn cho thấy việc mua thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian qua không ngừng trở thành điểm nóng của thị trường. Điển hình như sự kiện công ty chuyên về bán lẻ thuộc tập đoàn Central Group Thái Lan đã thâu tóm hệ thống nhà bán lẻ điện máy chiếm thị phần số 1 Việt Nam - Nguyễn Kim với giá ước tính khoảng 200 triệu USD, chiếm 49% cổ phần. Đây là vụ mua bán và sáp nhập (M&A) có giá trị “khủng” tại thị trường Việt Nam. Xâu chuỗi thương vụ này với các phi vụ mua bán thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng nhất Việt Nam đó là Kinh Đô - Mondelez International (khoảng 8.000 tỉ đồng), Phở 24 - Jollibee (giá khoảng 20 triệu USD)… cho thấy, những thương hiệu lớn của Việt Nam dần bị mua đứt bằng những khoản tiền rất “khủng”.
Việc sân chơi mua bán thương hiệu này đa góp phần tác động không nhỏ tới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ của mình sao cho trở thành tốt nhất, được khách hàng đón nhận nhiều nhất. Nếu xây dựng được một thương hiệu đủ tốt, khi được mua lại sẽ có giá thành càng cao. Việc mua thương hiệu chưa bao giờ ngừng trở thành nhu cầu của các ông lớn trên toàn thế giới trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
Lợi ích khi mua thương hiệu
- Để tổ chức, cá nhân có thể giảm thiểu rủi ro khi bước chân vào thị trường kinh doanh, bằng cách mua lại thương hiệu thì chủ sở hữu thương hiệu sẽ toàn quyền quyết định trong việc sử dụng những yếu tố đi cùng thương hiệu như nhan hiệu, hình ảnh, từ ngữ, lòng tin đến từ khách hàng.
- Chủ sở hữu thương hiệu sẽ không tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho việc xây dựng một thương hiệu đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường.
- Bên nhận quyền sở hữu thương hiệu sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Gia tăng khả năng tạo lợi nhuận trên thực tế.
Điều kiện mua thương hiệu
Để có thể mua thương hiệu, hai bên mua và bán cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Đối với người mua thương hiệu chỉ có thể mua thương hiệu khi thương hiệu đó đã được đăng ký thương hiệu.
- Việc mua bán thương hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu đó.
- Quyền đối với thương hiệu chỉ được bán cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký thương hiệu đó.
Nội dung của hợp đồng mua thương hiệu
Để có thể hạn chế được những rủi ro pháp lý sau khi mua bán thương hiệu, cả bên bán và bên mua đều cần phải đặc biệt quan tâm tới nội dung của hợp đồng mua bán. Tránh những lỗ hổng để sau này gặp bất lợi cho việc kinh doanh cũng như việc sử dụng thương hiệu. Về cơ bản, nội dung của hợp đồng mua thương hiệu bao gồm các nội dung bắt buộc sau:
- Thông tin pháp lý cá nhân, tổ chúc của bên bán và bên mua thương hiệu như tên, địa chỉ, trụ sở,...;
- Căn cứ bán thương hiệu;
- Giá bán thương hiệu;
- Quyền và nghĩa vụ của bên bán thương hiệu và bên mua thương hiệu;
- Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có);
- Ngày tháng năm của hợp đồng;
- Chữ ký của bên mua thương hiệu và bên bán thương hiệu;
Xem thêm:
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Mua thương hiệu là gì?”
Tư vấn tư vấn pháp luật trực tuyến - Liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
- Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/