Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện hàng loạt các công việc theo quy định của pháp luật, như làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, lập sổ thành viên (cổ đông), in hóa đơn, kê khai thuế ban đầu… Nhiều doanh nghiệp còn lúng túng không biết làm gì, trình tự thế nào. Vậy Những việc phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Kiểm tra nội dung
- Kiểm tra nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy Phép kinh doanh). Khi phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sai lệch (chưa chính xác) so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khắc dấu doanh nghiệp
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được 2 thông tin quan trọng là: tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thường được gọi là “thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh” hoặc “thay đổi đăng ký kinh doanh”), doanh nghiệp phải đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo một trong các phương thức:
- Thông báo trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thông báo cho Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội).
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trên wbsite: dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Kê khai thuế ban đầu là việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Theo Khoản 2, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 - 25.000.000 VNĐ tùy theo mức độ vi phạm.
Thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp lệ phí môn bài
Theo Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định việc khai lệ phí môn bài được thực hiện 01 lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. Cụ thể:
-
Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
-
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.
Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Hiện nay, đối với doanh nghiệp sau khi thành lập nếu có nhu cầu xuất hóa đơn, thì bắt buộc phải mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước khi sử dụng 2 ngày.
Hồ sơ thông báo phát hành hoá đơn điện tử bao gồm:
- Quyết định sử dụng hóa đơn (do người đại diện pháp luật doanh nghiệp ký, đóng dấu).
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Mẫu hóa đơn điện tử.
Treo bảng tại trụ sở công ty
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”. Do đó, sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.
Theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 30.000.000 VNĐ - 50.000.000 VNĐ nếu không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
Mua chữ ký số
Chữ ký số điện tử là công cụ bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp và có giá trị pháp lý tương đương với con dấu pháp nhân.
Với chữ ký số, doanh nghiệp có thể dễ dàng kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử… mà không không cần phải đi lại, quả thật rất tiện lợi.
Mở tài khoản ngân hàng
Mở tài khoản ngân hàng không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các công việc như thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, kiểm soát dòng tiền mà quan trọng hơn cả, là các khoản chi phí của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được trừ khi tính thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (theo quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP).
Doanh nghiệp có thể đăng ký mở tài khoản công ty tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào ở Việt Nam và có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu.
Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định doanh nghiệp có trách nhiệm phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty.
Bổ sung giấy phép con đối với những ngành nghề có điều kiện trước khi chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ…
Xem thêm:
- Giám đốc có bắt buộc là cổ đông công ty đối với công ty cổ phần không?
- Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: "Những việc phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp".
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/