Khác với các thành viên khác của hội đồng quản trị, thành viên độc lập là những người độc lập, không có quan hệ về nhân thân, quan hệ về tài sản đối với công ty cổ phần, những người quản lý, điều hành, những người liên quan của công ty cổ phần. Sự tham gia của họ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. Vậy Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là ai? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Khái niệm thành viên độc lập Hội đồng quản trị
Theo “Bộ Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất dành cho các công ty đại chúng ở Việt Nam” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành vào tháng 8/2019 đã đưa ra định nghĩa về thành viên độc lập HĐQT như sau:
“Thành viên HĐQT độc lập (Independent Director) - một thành viên HĐQT độc lập trong hành vi, cá tính, nhận định, và không có mối liên hệ với công ty, với công ty liên quan, với cổ đông lớn (nghĩa là sở hữu từ 1% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết) hoặc với cán bộ lãnh đạo của công ty mà có thể tác động, hoặc có lý do để can thiệp vào việc đánh giá các hoạt động kinh doanh một cách độc lập của thành viên HĐQT đó vì lợi ích tốt nhất của công ty”.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đều không đưa ra khái niệm hay định nghĩa về thành viên độc lập HĐQT, mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn để cá nhân có thể trở thành viên độc lập HĐQT. Như vậy, chúng ta có thể hiểu thành viên độc lập HĐQT là những người đáp ứng được các điều kiện cụ thể, nhất định đã được Luật Doanh nghiệp quy định và một số yêu cầu khác do điều lệ của mỗi công ty đặt ra.
Tiêu chuẩn của thành viên độc lập Hội đồng quản trị
Để trở thành thành viên độc lập HĐQT, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn dựa trên các tiêu chuẩn của ứng viên được pháp luật qui định. Luật Doanh nghiệp năm 2020 qui định về tiêu chuẩn của thành viên độc lập HĐQT như sau:
(i) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liên trước đó;
(ii) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên HĐQT được hưởng theo quy định;
(iii) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;(
iv) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty; và
(v) Không phải là người đã từng làm thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát của công ty ít nhất trong 5 năm liên trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 2 nhiệm kỳ.
Ngoài ra, điều luật cũng qui định trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, còn phải theo tiêu chuẩn của pháp luật về chứng khoán. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập HĐQT của một công ty không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng không thể hiện rõ thành viên độc lập HĐQT có phải tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện của một thành viên HĐQT thông thường như qui định tại khoản 1 Điều 155 hay không. Cụ thể như điều kiện về chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh,… Tuy nhiên, ở chương VIII Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ qui định về quản trị áp dụng đối với công ty đại chúng có qui định tư cách thành viên HĐQT nói chung, thành viên HĐQT phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Theo đó, do thành viên độc lập HĐQT cũng là thành viên HĐQT nên phải thỏa mãn cả 2 tiêu chuẩn và điều kiện này.
Các loại hình tổ chức doanh nghiệp cần có thành viên độc lập Hội đồng quản trị
Theo Cẩm nang quản trị công ty của Tổ chức Tài chính thế giới IFC, thành viên độc lập HĐQT là một thông lệ tốt và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các thành viên HĐQT độc lập có thể có đóng góp lớn vào những quyết định quan trọng của công ty, đặc biệt là trong việc đánh giá thành tích điều hành công ty, đặt ra các mức thù lao đối với cán bộ điều hành và thành viên HĐQT, rà soát báo cáo tài chính và giải quyết mâu thuẫn trong công ty. Các thành viên HĐQT độc lập đem lại cho cổ đông niềm tin rằng những quyết định mà HĐQT đưa ra là vô tư và không thiên vị.
Vì vậy, trong một số mô hình quản lý đặc thù, việc duy trì chế định này trong Điều lệ công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Tại khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 qui định: Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.
Như vậy, khi công ty cổ phần được tổ chức theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập.
Điểm a, khoản 3 Điều 41 Luật Chứng khoán qui định:
"đối với công ty cổ phần đại chúng thì cơ cấu HĐQT phải đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên HĐQT điều hành hay không điều hành, số lượng thành viên HĐQT độc lập để đảm bảo tính độc lập của HĐQT”.
Còn theo qui định tại Khoản 3 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán thì qui định:
“3. Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, cơ cấu thành viên HĐQT của công ty phải đảm bảo ít nhất một phần năm (1/5) tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên HĐQT của công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình nêu trên có ít hơn 5 người, công ty phải đảm bảo có 1 thành viên HĐQT là thành viên độc lập” và khoản 4 điều này qui định công ty niêm yết phải đảm bảo các số lượng thành viên độc lập cụ thể trong HĐQT, tùy thuộc vào số lượng thành viên của HĐQT mà có thể có từ 1 đến 3 thành viên độc lập.
Với các qui định này, đối với các công ty cổ phần có niêm yết bắt buộc phải có số lượng thành viên độc lập HĐQT theo đúng qui định tại Khoản 4 của Điều luật trên. Còn đối với các loại công ty cổ phần khác và công ty đại chúng chưa niêm yết, pháp luật cho phép công ty có thể tùy chọn mô hình hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp lựa chọn mô hình hoạt động theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 137 phải tuân thủ qui định về thành viên độc lập HĐQT như nêu trên đây.
Xem thêm:
- Doanh nghiệp xã hội là gì?
- Những việc phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: "Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là ai?".
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/