Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được thực hiện vào năm 2024, việc này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ dư luận xã hội. Vậy thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Việc kê khai thuế được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?
Theo Thông báo 120/TB-VPCP năm 2023 có nêu định nghĩa thuế suất tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài có ảnh hưởng, tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư.
Trước đó, tại buổi họp báo quý I do Bộ Tài chính tổ chức chiều 30/3, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có đề cập đến thuế tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) rằng Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD hay còn được gọi là Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu, theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phải chịu thuế thu nhập ít nhất là 15%.
Do vậy, có thể hiểu thuế tối thiểu toàn cầu là loại thuế đánh vào các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia có doanh thu lớn, nhưng lại đầu tư vào những nước có mức thuế suất thấp nhằm trốn thuế, tiềm ẩn nguy hại về cạnh tranh không lành mạnh.
Khi nào Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 107/2023/QH15, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.
Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định rõ người nộp thuế tối thiểu toàn cầu là Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên.
Và 07 đối tượng không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/01/2024 theo Nghị quyết 107/2023/QH15 bao gồm:
- Tổ chức của chính phủ;
- Tổ chức quốc tế;
- Tổ chức phi lợi nhuận;
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định trên.
Cách tính thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định cách tính thuế tối thiểu toàn cầu như sau: Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận tính thuế bổ sung) + Số thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế bổ sung được xác định theo công thức:
Tỷ lệ thuế bổ sung = Thuế suất tối thiểu - Thuế suất thực tế.
- Thuế suất tối thiểu là 15%.
- Thuế suất thực tế tại Việt Nam được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định theo công thức sau:
Thuế suất thực tế tại một nước được tính cho mỗi năm tài chính = Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước đó thuộc phạm vi áp dụng đã được điều chỉnh trong năm tài chính của các đơn vị hợp thành tại nước đó / Thu nhập ròng tại nước đó trong năm tài chính theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- Lợi nhuận tính thuế bổ sung = Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu - Giá trị tài sản hữu hình và tiền lương được giảm trừ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- Thu nhập ròng được xác định theo công thức:
Thu nhập ròng = Thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành - Lỗ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành.
Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 của Quốc hội quy định:
- Đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn:
Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung: Chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.
- Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu:
Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung: Chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên; chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.
- Công ty có được giữ lương của người lao động không?
- Người lao động nghỉ việc có phải báo trước không?
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?”
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/