Sau khi ly hôn, ngoài các vấn đề như chấm dứt quan hệ hôn nhân, giải quyết các vấn đề về tài sản thì còn có quyền nuôi con luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ, con cái chính là “tài sản” vô giá, đặc biệt là đối với người mẹ. Vậy khi nào mẹ có quyền nuôi con theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Bộ phận Hỗ trợ pháp lý Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Quyền nuôi con là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
Quyền nuôi con là một thuật ngữ pháp lý liên quan đến quyền giám hộ được sử dụng để mô tả mối quan hệ pháp lý và thực tế giữa cha mẹ hoặc người giám hộ và đứa trẻ cần sự chăm sóc của người đó.
Khi nào mẹ có quyền nuôi con theo quy định của pháp luật?
Quyền nuôi con căn cứ theo thỏa thuận
Trong trường hợp vợ, chồng đã thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con là người mẹ thì người mẹ hoàn toàn có quyền nuôi con, việc thỏa thuận này sẽ được thể hiện bằng việc được ghi nhận rõ ràng trong quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự hoặc thể hiện trong Bản án đã được xét xử.
Quyền nuôi con căn cứ theo độ tuổi của con
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đối với trường hợp khi con chung đang dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp chăm sóc bởi lẽ, những khi này con chung còn quá nhỏ và khả năng chăm sóc con trong giai đoạn này thì người mẹ hoàn toàn đáp ứng được và việc có được sự chăm sóc của người mẹ lúc này là hết sức cần thiết đối với con. Nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho con dưới 36 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn.
Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người cha.
Quyền nuôi con căn cứ theo điều kiện
Nếu như con dưới 36 tháng tuổi nhưng người mẹ không đáp ứng được các điều kiện sau thì cũng sẽ không có quyền nuôi con. Bên cạnh đó, đây còn là trường hợp xác định người nuôi con khi con quá 36 tháng tuổi, cụ thể:
- Điều kiện về vật chất: Thu nhập của một trong hai bên cha, mẹ có đủ để đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của con hay không? Có nơi ở hợp pháp và ổn định hay không? Việc học tập của con có được đảm bảo thực hiện hay không? Điều kiện sinh hoạt, điều kiện vui chơi giải trí và điều kiện học tập có tốt không? Các điều kiện này được chứng minh bằng việc một trong hai bên cung cấp cho Toà án có thẩm quyền giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc giành quyền nuôi con. Khi có đủ năng lực về kinh tế, sẽ có thể đảm bảo cho con một cuộc sống ổn định, môi trường sống tốt, điều kiện sinh hoạt đảm bảo.
- Điều kiện về tinh thần: cha mẹ có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con hay không? Có thể dành thời gian để trò chuyện với con hay không? Trình độ học vấn có đáp ứng được việc giáo dục con?
Đây là yếu tố được thể hiện bởi tình yêu cho con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con môi trường sống môi trường học tập khoa học, nhiều tình thương, đảm bảo cho quá trình trưởng thành của con. Người có quyền nuôi con không được có hành vi bạo lực đối với con cái, không để con tiếp xúc với các tệ nạn xã hội.
Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu như sau ly hôn người mẹ muốn nuôi con khi quyết định của bản án không cho người mẹ nuôi con, người mẹ có thể khởi kiện một vụ án khác về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn nếu có đủ căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm:
- Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo mẫu;
- Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Bản sao chứng thực chứng minh Nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn;
- Bảo sao chứng thực Giấy khai sinh của con hoặc Trính lục khai sinh của con;
- Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).
Xem thêm:
- Bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào?
- Chung sống như vợ chồng thì có được pháp luật bảo vệ không?
Trên đây là nội dung của Bộ phận Hỗ trợ pháp lý - Công ty Luật TNHH HDS về nội dung: “Khi nào mẹ có quyền nuôi con theo quy định của pháp luật?”
Tư vấn pháp luật trực tuyến - liên hệ HDS LAW
Khi cần hỗ trợ Tư vấn pháp luật trực tuyến hãy liên hệ ngay đến với Bộ phận hỗ trợ pháp lý - Công ty luật TNHH HDS. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích to lớn như:
Được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hơn 15 năm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực khác nhau hỗ trợ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp
- Chi phí hợp lý, rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng (Tối ưu chi phí);
- Thời gian thực hiện công việc nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian);
- Giải pháp, phương án tư vấn tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng;
- Thu hẹp rủi ro xuống mức thấp nhất;
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chia sẻ;
- Chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt quá trình tiếp nhận, thực hiện yêu cầu tư vấn và cả sau khi kết thúc dịch vụ;
- Kết quả gửi trả Khách hàng theo quy chuẩn lưu hành chung của HDS, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp;
- Luôn lắng nghe đánh giá, phản hồi của Khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ;
- Phạm vi tư vấn toàn quốc.
Phương thức tư vấn pháp luật trực tuyến là như thế nào?
Tư vấn qua hệ thống tổng đài điện thoại 19003216
Trên cơ sở số điện thoại tổng đài mà HDS Law đã đăng ký với nhà mạng và hệ thống dữ liệu liên quan đến lĩnh vực luật lao động đã được lưu trữ (hệ thống thư viện nội bộ) cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, HDS Law sẽ tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động thông qua hệ thống tổng đài điện thoại với số 19003216. Trên cơ sở thời gian mà khách hàng nhận tư vấn mà sẽ thanh toán phí viễn thông cho nhà mạng.
Tư vấn qua Email
Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn và tài liệu mà khách hàng cung cấp liên quan quan hệ lao động, HDS Law sẽ nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu cũng như làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động cho cho khách hàng. Toàn bộ kết quả tư vấn sẽ được HDS Law soạn thảo trên cơ sở email, Thư tư vấn được đính kèm email để gửi tới quý khách hàng. Phí dịch vụ sẽ được tính trên cơ sở nội dung yêu cầu và được thông báo tới Quý khách hàng trước khi HDS Law tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến, HDS Law còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ tư vấn về Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Hãy liên hệ đến HDS Law để được Tư vấn pháp luật trực tuyến khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với quý khách hàng, quý doanh nghiệp trên con đường phát triển vững mạnh của mình!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0901794012
- Email: contact@hdslaw.vn
- Website: https://hdslaw.vn/